Cách chọn mua amply karaoke có trở kháng phù hợp với loa

Hoàng Audio 55 năm trước 5510 lượt xem

Hoàng Audio sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mua amply karaoke có trở kháng phù hợp với loa. Để đạt được hiệu suất tối đa và tiết kiệm chi phí đầu tư cho bạn.

Bạn đang muốn chọn mua amply karaoke có trở kháng phù hợp với loa, hoặc tìm mua loa karaoke phù hợp với amply. Việc lựa chọn này rất khó khăn đối với khách hàng chưa có hiểu biết nhiều về các thông số kỹ thuật của loa và amply. Để đạt được hiệu suất tối đa và tiết kiệm chi phí đầu tư. Hoàng Audio sẽ hướng dẫn bạn Cách chọn mua amply karaoke có trở kháng phù hợp với loa.

mat-truoc-amply-has-mx2400

(Amply số HAS MX2400 HOT nhất hiện nay, tương thích với nhiều dòng loa)

 Xem ngay các tư vấn:

  1. Nguyên nhân và cách xử lí chiếc amply karaoke, micro bị nhiễm điện
  2. Hướng dẫn kết nối cục đẩy công suất với amply, loa karaoke
  3. Tư vấn mua amply karaoke gia đình chuẩn hay - giá rẻ tiết kiệm
  4. Cách nhận biết amply karaoke Jarguar hàng chính hãng nhập khẩu Korea

Đầu tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu trở kháng là gì ?

Cách chọn mua amply karaoke có trở kháng phù hợp với loa.2.800x450

  • Trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào nó. Tốt nhất ta nên chọn trở kháng của loa và amply bằng nhau. Nếu khác nhau, bạn cần lưu ý phải chọn tổng trở kháng của amply lớn hơn tổng trở kháng của loa. Điều này là bắt buộc nếu không sẽ dẫn đến quá tải.
  • Trở kháng của amply và loa thường có 2 loại mức 4 Ohm và 8 Ohm.
  • Thông thường, với cách nối mạch song song giữa các loa, trở kháng càng lớn thì loa càng dễ tương thích với amply hơn. Theo đó, loa có trở kháng 8 ohm tốt hơn loa 4 ohm trong việc phối ghép.
  • Chúng ta có thể chứng minh điều này bằng thông số damping factor của amply, (được tính bằng thương số giữa trở kháng loa và trở kháng đầu ra của amply). Chỉ số này càng cao thì cho ra âm bass càng chắc, khó bị vỡ, nhòe. Vì vậy, loa với trở kháng cao hoạt động và phối ghép đều dễ dàng hơn.

Kết nối loa trở kháng cao

Đây là kiểu kết nối loa mà chúng ta thường ít chú ý tới vì hầu như không ứng dụng. Tuy nhiên trong các hệ thống âm thanh thông báo, phát tiếng nói hay phát nhạc ở trường học, siêu thị, hệ thống âm thanh công cộng... thì dạng kết nối loa ở trở kháng cao (70V/100V) được sử dụng khá nhiều. Điều này đòi hỏi các dòng loa và amply đặc trưng: loa có biến áp (cho phép điều chỉnh mức công suất sử dụng loa) và amply có thể chia vùng để phát ở những khu vực mong muốn. 

  • Chủ yếu kết nối khoảng cách xa, không bị suy hao tín hiệu.
  • Không phải tính trở kháng phức tạp.
  • Thường dùng cho các hệ thống âm thanh công cộng, phát nhạc với nhiều loa karaoke.

 Xem thêm:


Kết nối loa trở kháng thấp:

Đây là dạng kết nối được áp dụng ở hầu hết các dàn âm thanh trình diễn đám cưới, làm sự kiện hay các hệ thống nghe nhạc, hội trường, karaoke,.... Thường gặp nhất ở là mức trở kháng 4 Ohm, 8 Ohm, ngoài ra còn có 2 Ohm và 16 Ohm.

Kiểu kết nối này thường ứng dụng ở các loại loa công suất lớn nhưng khoảng cách kết nối dây loa tương đối gần. Mức công suất của amply chỉ cần đủ hoặc dư ra đôi chút so với công suất loa ở cùng một mức trở kháng (4 ohm hay 8 ohm) là bạn đã có thể kết nối và sử dụng hiệu quả. 

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới cũng có một số model amply cho phép hoạt động ở cả 2 chế độ trở kháng cao và trở kháng thấp. Bạn có thể lựa chọn sử dụng chế độ thích hợp để cung cấp công suất cho loa của mình. 

  • Chủ yếu kết nối ở khoảng cách gần.
  • Cần tính chính xác trở kháng để loa hoạt động tốt.
  • Thường dùng cho các hệ thống âm thanh sân khấu, trình diễn với số lượng loa nhất định.

Cách chọn mua amply karaoke có trở kháng phù hợp với loa.600x300

Có một vài thông số bạn cần quan tâm để biết về việc kết nối trở kháng song song và nối tiếp:
Trở kháng trong kết nối nối tiếp :

                             Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n)

Điện trở song song: 

                             1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)

Tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện phối ghép là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa.

Giải thích theo vật lý thì: P = U*U/R.

Trong đó U là điện thế bình thường không đổi. Nếu R (tổng trở của loa) nhỏ hơn R (trở kháng amply) thì P (công suất của loa) sẽ tăng lên và khi lớn hơn quá nhiều với P (công suất amply) sẽ gây ra hiện tượng chập cháy.

Ngoài ra, bạn nên chọn công suất lý tưởng của amply gấp đôi công suất trung bình của loa hoặc ít nhất cũng phải lớn hơn công suất loa. Tránh gây méo tiếng, sự chênh lệch quá lớn còn có thể gây cháy thiết bị. Khi amply quá yếu đồng nghĩa tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip, khiến amply chỉ gửi được dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường, giãn mãi ra mà không co lại, côn loa nóng lên đến một mức nhất định thì sẽ cháy.


 Xem thêm các tư vấn về dàn, loa karaoke:


CHÚ Ý : 

  • Thông thường, amply Karaoke chúng ta sử dụng kết nối ở mức trở kháng 8 Ohm là chuẩn nhất, cho ra âm thanh chi tiết, tròn đầy. Ngoài ra có thể sử dụng trở kháng amply xuống mức 4 Ohm để tăng công suất để kéo loa công suất lớn hơn, tuy nhiên chất lượng âm thanh ít nhiều bị ảnh hưởng. Cách đấu nối này lại lợi trầm nên thường được dùng để đánh loa Sub hơi. Còn 2Ohm rất ít khi được dùng vì lý do không an toàn và có thể gây méo tiếng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ cách chọn mua amply karaoke có trở kháng phù hợp với loa. Hoàng Audio đã giúp quý khách phần nào hiểu rõ hơn và có những lựa chọn chính xác nhất. Bạn cũng không cần quá lo lắng nếu bạn tìm hiểu mà vẫn cảm thấy chưa thực sự chắc chắn, hãy nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và có những lời khuyên bổ ích hoàn toàn miễn phí!     

Tin Liên Quan

0 Đánh giá

5/5

0 đánh giá

1
0 đánh giá
2
0 đánh giá
3
0 đánh giá
4
0 đánh giá
5
0 đánh giá
Chọn đánh giá của bạn