Hướng dẫn kết nối cục đẩy công suất với loa và amply chuẩn nhất

Hoàng Audio 55 năm trước 23114 lượt xem

Cách kết nối cục đẩy công suất với loa và amply là điều mà rất nhiều bạn quan tâm. Chúng ta sử dụng cục đẩy công suất với mục đích tăng công suất cho chất lượng âm thanh cao hơn

Cách kết nối cục đẩy công suất với loa và amply là điều mà rất nhiều bạn quan tâm. Chúng ta sử dụng cục đẩy công suất với mục đích tăng công suất cho chất lượng âm thanh cao hơn, bộ dàn karaoke hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đấu nối cục đẩy công suất với loa và amply trong bộ dàn âm thanh cao cấp của mình. Thông thường nguyên lý hoạt động và cách đấu nối cục đẩy công suất với loa hay amply các hãng đều giống nhau như yamaha, peavey, crown, has... công suất lớn nhỏ, hàng bãi, hàng nhập khẩu.v.v.  

Hướng dẫn kết nối cục đẩy công suất với loa và amply chuẩn nhất.1.800x450

Xem thêm các tư vấn về cục đẩy:

Để có thể kết nối cục đẩy công suất với loa và amply đúng chuẩn, bạn cần tìm hiểu rõ về cục đẩy công suất, các loại dây jack kết nối. Tránh những sai lầm trong quá trình đấu nối gây hư hỏng các thiết bị, cũng như tuổi thọ sản phẩm.

1. Chuẩn bị dây jack để kết nối cục đẩy với loa: 

Thông dụng trên thị trường hiện nay chính là dây loa, với rất nhiều loại màu sắc, chất lượng và giá thành khác nhau. Bạn nên chọn những loại dây loa có chất lượng tốt, mềm mại, có bọc chống nhiễu giúp tín hiệu tốt hơn. 

  • Đối với những dòng loa truyền thống ta có thể đấu nối trực tiếp dây vào loa và cục đẩy.
  • Đối với những dòng loa chuyên nghiệp chúng ta sử dụng thêm jack kết nối (khóa loa) : 

Hướng dẫn kết nối cục đẩy công suất với loa và amply chuẩn nhất.2.800x450

2. Cách kết nối cục đẩy công suất với loa:

  • Đấu bình thường 2 kênh dual chanel: sử dụng tải loa 4Ohm, 8Ohm, 1 Chanel. Có thể sử dụng stereo khi ta tách ra 2 đường tín hiệu vào công tắc môn – stereo và để ở vị trí giữa dual. Với cách đấu nối này chỉ thích hợp khi bạn không cần nâng công suất lên quá lớn. Lưu ý, khi đấu nối 4Ohm thì công suất của máy có thể tăng lên từ 10 Ohm 30% nhưng máy chạy nóng hơn.

cach-ket-noi-cuc-day-cong-suat-voi-loa

  • Đấu nối Bridge mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thường quy định cọc phải là (+) và cọc trái là (-) và chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào chanel đó. Cách đấu này dùng để kết nối cục đẩy công suất với loa siêu trầm hơi (loa sub).

    Sơ-đồ-cách-đấu-nối-cục-đẩy-công-suất-với-loa-sub(loa sieu tram hoi)

    Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí bridge – mono: phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải tăng lên gấp đôi ( thường sử dụng để kéo loa công suất lớn với trở kháng 8Ohm).
  • Đấu nối parallel mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V. Với 2 cách Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của ampli chỉ sử dụng được 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất) vì lúc này nó chỉ là 1 ampli mono.

    cach-ket-noi-cuc-day-cong-suat-voi-loa-paralel


3. Đấu nối cục đẩy công suất với amply karaoke

Bạn tìm đến đường LINEOUT của amply karaoke như trên hình, và đường CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy công suất, kết nối từ LINEOUT của amply tới CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy công suất như trên hình. Vẫn theo nguyên lý từ OUT.A/OUT.B từ công suất ra loa, 2 đường CH.A/CH.B Link chính là 2 đường kết nối thêm cục đẩy công suất.

Xem thêm các tư vấn về amply karaoke:

=> Tham khảo Video hướng dẫn đầu nối:

4. Những lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất:

  • Tắt nguồn trước khi kết nối main với loa và các thiết bị khác.
  • Phải nối cọc tiếp đất của main phải được nối đất.
  • Đấu 1+ và 1- với dây tín hiệu loa. Đặc biệt không được chập dây 1+ cùng dây 2+, 1- và 2- đi với nhau. Với các máy có chức năng balance sẽ gây ngắt hoặc hư hỏng cho main.
  • Tránh: nước, lửa, rơi rớt, va đập, đè nén làm hư hỏng main.
  • Dây điện cấp nguồn cho hệ thống âm thanh phải đảm bảo lớn, đủ tiết diện, đấu nối ổn định.
  • Thực hiện thận trọng các thao tác với máy để tránh các tình huống bị điện giật.
  • Volume vặn về 0 trước khi bật nguồn để tránh hư hỏng loa.
  • Khi bật nguồn main phải chờ khoảng 5 giây sau mới bắt đầu vặn volume lên từ từ.
  • Kiểm tra các nút đảo pha ( nếu có), cùng chế độ chọn parallel, bridge, stereo.
  • Thông thường mức volume để vị trí tiệm cận max (80%-90%) là tốt nhất.
  • Trong trường hợp bạn dùng main này để nối với các thiết bị bên ngoài, chỉ được mở điện lên sau khi chắc chắn rằng tất cả các thiết bị chức năng đã được kiểm tra, lắp ráp đúng cách.
  • Cắm chặt các mối dây nối thật an toàn vào trong các thiết bị main power. Nếu phần kết nối lỏng lẻo, âm thanh sẽ không được phát ra hoặc phát ra không hoàn hảo hoặc bị ù xì, nhiễu.
  • Tránh để dây tín hiệu quấn vòng cùng hoặc đi song song với dây điện nguồn, đây là một trong những nguyên nhân gây ù nhiễu.
  • Vị trí lắp đặt thiết bị audio cần tránh xa khu vực từ trường, các thiết bị nên đặt trên một mặt phẳng cách ly và giảm rung.
Tin Liên Quan

0 Đánh giá

5/5

0 đánh giá

1
0 đánh giá
2
0 đánh giá
3
0 đánh giá
4
0 đánh giá
5
0 đánh giá
Chọn đánh giá của bạn