Hướng dẫn tự lắp đặt và sử dụng dàn karaoke gia đình hay nhất

Hoàng Audio 56 năm trước 5034 lượt xem

Hướng dẫn tự lắp đặt và sử dụng dàn karaoke gia đình hay và hiệu quả và hát hay nhất. Hoàng Audio tư vấn chọn mua dàn karaoke giá tốt nhất.

Có nhiều lý do để khách hàng để khách hàng phải tự lắp đặt và sử dụng dàn karaoke gia đình. Bạn nhận quà biếu, hoặc nhân chuyến công tác, tiện thể rước về một bộ karaoke tặng vợ...vv Bạn sẽ phải làm khi không có kĩ thuật lắp đặt và căn chỉnh amply karaoke. Bạn cần đến sự hỗ trợ và hướng dẫn từ nhà cung cấp để có thể hoàn thiện bộ dàn karaoke đạt chất lượng và hát hay nhất. Bạn cũng có thể làm theo Hướng dẫn tự lắp đặt và sử dụng dàn karaoke gia đình hay nhất dưới đây. Hoàng Audio - doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong dịch vụ âm thanh giải trí .


Lắp đặt và căn chỉnh dàn karaoke gia đình

Mỗi gia đình có bộ dàn karaoke gia đình hoàn toàn bình thường trong thời điểm hiện nay. Nhưng điều đang nói có bộ dàn hát hay, có bộ hát dở và hầu như bị sai qui tắc lắp đặt, vận hành, dẫn đến chất lượng không được như mong muốn, mặc dù đã bỏ ra số tiền không hề nhỏ. Chúng ta bắt đầu thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Vị trí treo loa và các thiết bị

Hướng dẫn tự lắp đặt và sử dụng dàn karaoke gia đình hay nhất.1.800x450

Loa karaoke có rất nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau, góc mở, hướng loa. Vậy bạn treo như thế nào cho hợp lý nhất.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì thì 2 loa chính đằng trước cần phải treo theo đúng hướng vị trí bạn ngồi hát. Loa có sự nghiêng xuống 15 độ, cách mặt sàn khoảng cách từ 2,5 đến 2,8m, khoảng cách 2 loa cách nhau ít nhất  từ 2,5m đến 3.5m phụ thuộc vào lòng nhà mà đặt ví trí tối đa có thể(nếu lòng nhà có diện tích lớn hơn 25m2 thì bạn nên lắp 2 đôi loa để âm thanh có thể đầy đặn không bị thiếu hụt ở khoảng không gian phía sau).

Hai loa không được hướng vào nhau tránh làm âm thanh bị triệt tiêu lẫn nhau, loa sub bạn nên đặt vào vị trí góc phòng hoặc cạch kệ để tv tránh trường hợp để vướng vị trí đi lại và sinh hoạt của nhà bạn nhưng bạn đừng để sub xa quá so với amply.

Chi tiết từng bước để các bạn lắp đặt bộ dàn karaoke hoàn chỉnh và hay nhất có thể.

 

 Một điều rất quan trọng khác đó là amply, đầu thu micro karaoke(nếu bạn dùng micro không dây) và đầu phát nhạc (đầu ố cứng VietKTV, Hanet, đầu đĩa số Omaton .. .) không nên để trong tủ kín, như vậy rất nguy hiểm cho thiết bị vì những thiết bị trong tủ không được tản nhiệt sẽ ảnh hưởng và hư hỏng cho thiết bị.

Bước 2: Đấu dây loa và kết nối dây tín hiệu.

Hướng dẫn tự lắp đặt và sử dụng dàn karaoke gia đình hay nhất.2.800x450

Dàn karaoke thường được các nhà cùng cấp cho dây loa poli, vậy bạn cần nhận dạng dây loa, dây loa thường có 2 màu đỏ và màu trắng, và theo quy ước như vậy bạn cắm dây loa, dây đỏ(+) đấu vào cổng mùa đỏ(+) của loa và dây trắng(-) cắm vào cổng mùa đen(-) của loa.Và đầu dây còn lại bạn cũng cắm vào amply theo màu dây như trên và nên nhớ dây loa bên nào thì đấu vào cầu loa vào bên đấy(loa trái vào cầu amply trái, loa phải đấu vào cầu amply bên phải)

Bước tiếp theo bạn kết nối dây tín hiệu âm thanh 2 đầu AV 1 đầu bạn cắm vào đường OutPut Audio của đầu phát nhạc (VietKTV, Hanet, Omaton…) và đầu còn lại bạn cắm vào đường Input 1,2 của amply (đằng sau amply). Và 1 dây AV nữa bạn cắm vào đường lineout của amply xuống đường input của sub( nếu nhà bạn nào dùng thêm sub). Tín hiệu hỉnh ảnh dây HDMI hay dây AV cắm từ đường out video của đầu phát nhạc lên TV.

Một điều rất quan trọng, có rất nhiều khách hàng khồn để ý tới đó là khi kết nối dây tín hiều và dây loa xong chúng ta nên bó gọn gàng, như vậy để tránh trường hợp các đầu dây chạm vào nhau gây hư hỏng thiết bị.

Bước 3: Căn chỉnh âm thanh (Amply karaoke)

Trước khi bước vào căn chỉnh bạn nên vặn hết các num về mặc định của nhà sản xuất vị trí giữa (Norman) và các num Volume về 0(Volume mic1,2 , Volume music, đặc biệt là Volume Master) tránh trường hợp khi bạn bật amply karaoke bị xông tín hiệu.

Hướng dẫn tự lắp đặt và sử dụng dàn karaoke gia đình hay nhất.3.800x450

Căn chỉnh amply karaoke chuẩn sẽ cho bộ dàn hát karaoke của bạn hát hay nhất.

Trường hợp bạn dùng mic không dây cho bộ dàn karaoke gia đình: bạn đã kết nối từ đầu thu micro sang cổng Mic input của amply (trước mặt apmply). Đầu tiên  bạn test mic (chỉ có tiếng mic mộc) vặn núm volume master lên vị trí 12h và vặn từ từ núm Volme mic lên đến khi nào bạn (alo) tương đối tới diện tích phòng nhà bạn (không nên để mic to quá hay nhỏ quá thường thì để 11-12h là đủ), các núm còn lại như balance, low, mid, hi: bạn để núm balance(cần bằng tiếng mic ra hái về loa) để vị trí 12h, núm low, mid, hi (âm trầm, âm trung và âm cao của Mic tùy theo giọng trầm nhiều hay ít mà ta căn chỉnh cho phù hợp) nếu giọng nam giới nhiều trầm thiếu treble bạn có thể giảm bớt Low về khoảng 9 – 10h và tăng Hi lên 1 chút và giọng nữ giới thiếu trầm thừa treble thì bạn tăng 1 chút Low lên cho giọng hát ấm áp và giảm bới treble cho đỡ chói tai. Bạn nên nhớ 1 điều cực kỳ quan trọng trong khi bạn đang hát mà có hiện tượng rú, rít thì nên giảm bớt Hi đi . Sau khi bạn chỉnh tiếng mộc xong và nghe đã ổn thì bạn có thể chuyển sang chỉnh Echo.

Chỉnh Echo cũng như chỉnh mic bạn vặn các núm về chế độ mặc định của nhà sản xuất. Hiệu ứng Echo là sự kết hợp hài hòa giữa giọng người hát và nhạc vậy nên phần này rất quan trọng, nếu Echo chỉnh không hay không mềm mại và 1 số lý do khác  thì coi như bộ dàn này coi như là không hay và sẽ bị người nhà của bạn đánh giá không tốt về sản phẩm bạn vừa mới mua(một sự không vui chút nào phải không) vậy nên hãy đọc tiếp để tránh trượng hợp như vậy nhé.

Bây giờ bạn nhìn lên trên hàng micro mà mình vừa chỉnh có núm Echo (đây là Echo của từng đường mic) núm này bạn có thể tùy chỉnh theo tưng giọng hát (người thích nhiều echo người thích ít) bạn để 12h-13h. Tiếp theo núm Volume của echo bạn vặn về 11h, núm low echo(đây là tiếng trầm của echo, cái này bạn phải phân biệt được tiếng mic mộc và tiếng echo) cùng tùy theo giọng hát mà bạn căn chỉnh cho hợp lý(10-11h), núm hi của Echo núm này có tác dụng làm tiếng hát sáng hơn và thoát hơn nhưng không được làm dụng quá vì sẽ bị rít(10-11h), núm Repeat là để nhại nhiều hay nhại ít nghĩa là độ kéo dài ra của âm thanh ít hay nhiều(bạn cố gắng nghe tiếng lặp đi lặp lại khoảng 5 đến 6 từ mà mờ dần 11-12h), núm Delay là thời gian của những tiếng nhại nhanh hay chậm bạn không nên để âm nhại quá chậm được vì như vậy lời hát bị chậm hơn nhạc làm cho người nghe và chính người hát khó chịu. Như vậy bạn đã chỉnh xong tiếng mic và bây giờ bạn có thể hát thử 1 đoạn để xem tiếng míc như vậy đã vừa đủ hay chưa có thiếu gì hay không, nếu bạn đã ưng ý với chất mic này thì bạn chuyển sang phần Music.

Chỉnh music cũng rất quan trọng, để cho một bản nhạc hay thì bạn cần phải phân biệt được âm nào đang thưa hay âm nào đang thiếu(thường các bản nhạc thưa tiêng trung, có bài thừa trầm) và như vậy bạn nhìn xuống hàng chỉnh mucsic. Núm volume music bạn nên vặn từ từ không nên vặn to quá làm sao tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng mic, nếu tiếng mic bị tiếng nhạc đè lên sẽ làm cho người hát rất mệt như vậy bạn nên để vừa phải(9 – 10h). Núm Low từ 11h-12h(đây là tiếng trầm “tần số thấp”  của nhạc tuy theo từng bài hát mà ta chỉnh). Núm Mid từ 10h-11h(đây là tiếng trung “tần số trung” của nhạc tuy theo từng bài hát mà ta chỉnh). Núm Hi từ 10h-12h(đây là tiếng cao “tần số cao” của nhạc tuy theo từng bài hát mà ta chỉnh).


 Mọi nhu cầu cần tư vấn, hướng dẫn, giải đáp các vấn đề liên quan đến sản phẩm dàn karaoke gia đình, và chất lượng dịch vụ hậu mãi sau bán hàng, hãy liên hệ với chúng tôi Hoàng Audio luôn sẵn sàng đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của bạn.!

 
Tin Liên Quan

0 Đánh giá

5/5

0 đánh giá

1
0 đánh giá
2
0 đánh giá
3
0 đánh giá
4
0 đánh giá
5
0 đánh giá
Chọn đánh giá của bạn