Bộ dàn Karaoke gia đình hay gặp sự cố gì khi sử dụng

Hoàng Audio 55 năm trước 2492 lượt xem

Khi bạn mua Bộ dàn Karaoke gia đình mặc dù chất lượng tốt những vẫn hay gặp những sự cố đáng tiếc trong khi sử dụng. Những chú ý nào cần quan tâm về bộ dàn.

Chọn mua dàn karaoke gia đình đã giúp bạn thấy hài lòng. Nhưng khi sử dụng một thời gian dài có thể bạn sẽ bị gặp 1 số những trục trặc nhỏ có thể gây khó chịu nhưng những việc đó hầu hết là do kỹ thuật căn chỉnh Amply (bạn điều chỉnh lại khác so với trước - khi nhân viên kỹ thuật lắp đặt, hoặc gia đình có trẻ nhỏ vặn núm vặn) và có 1 vài trục trặc nhỏ do lỗi sản xuất.

Một số lỗi, sự cố thường gặp khi sử dụng bộ dàn karaoke

Nếu bộ dàn karaoke không còn hát hay như lúc mới mua về bạn có thể xem lại các lỗi cơ bản về âm thanh cho dàn karaoke gia đình nhà mình như sau: 


Tin tức liên quan:


1. Rú rít Mic:

Tiếng rú rít micro không chỉ khiến cho người nghe khó chịu mà rất có thể gây hư hỏng thết bị, đặc biệt là loa. Bệnh này rất phổ biến, thường gặp nhưng cũng tường đối dễ khắc phục mà không cần phải nhờ đến nhân viên kỹ thuật. Khi gặp trường hợp này, bạn nên căn chỉnh lại âm sắc, kiểm tra, đưa âm lượng về mức phù hợp giảm bớt HI ở Micro và Master. Nếu tiếng hú vẫn tiếp tục, hãy gọi điện cho nhân viên kỹ thuật hoặc mang thiết bị đi kiểm tra, bảo hành nhé.

2. Cháy loa

Cháy loa có thể do trong lúc sử dụng, vận hành hệ thống âm thanh, bạn không tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất, hoặc ngay từ khi lên cấu hình bộ dàn karaoke gia đình đã không phù hợp, việc Setup hệ thống không tương xứng giữa công suất của loa và amply. Vậy nên, để tránh thiệt hại cho mình, hãy tuân thủ hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật.


Bạn nên tham khảo:


3. Không có âm thanh ra

Trước tiên, hãy kiểm tra xem nguồn phát âm thanh có vào điện không. Kiểm tra Volumn đã tăng lên chưa. Kiểm tra chắc chắn dây loa có bị tuột hay đứt không. Nếu bạn cắm tai nghe hoặc loa khác vào mà vẫn nghe được âm thanh thì lỗi chính là ở loa.

Còn nếu vẫn không nghe thì bạn cần kiểm tra cả trên nguồn phát nhạc, nghĩa là đầu hát của bạn xem đã đấu nối đúng chưa hay đầu phát có vấn đề gì không. Bạn cắm nguồn phát vào cổng nào thì cũng vui lòng chọn tương ứng ở trên amply (nếu có).

Nếu chỉ có 1 loa nghe tiếng, 1 loa thì không. Hãy thử đảo vế loa karaoke để xác định chính xác lỗi do loa hay do amply.

Bạn cũng nên lưu ý đầu dây giắc kết nối cũng như cổng kết nối trên amply, tránh trường hợp gỉ sét cũng sẽ khiến tín hiệu truyền đi bị kém, thậm chí không có tín hiệu.

4. Micro mất sóng, chập chờn

Micro hoạt động không ổn định, nhiễu sóng, mất sóng thường gặp ở Micro không dây. Để tránh hiện tượng này, bạn nên lựa chọn các dòng Micro không dây bắt sóng tốt, ổn định từ các thương hiệu nổi tiếng. Micro tốt sẽ giúp thu giọng hát của bạn tốt hơn, hay và ổn định hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra giắc 6 ly của Micro kết nối với amply đã cắm chắc chắn chưa, có bị gỉ sét hay không.

5. Cháy amply

Bạn đang dùng thì tự nhiên amply của bạn bốc khói, có mùi khét. Hãy rút nguồn amply karaoke và liên hệ ngay cho nơi cung cấp để tìm hướng giải quyết. Càng sơm càng tốt, nếu bạn để lâu, thậm chí có thể cháy luôn sang các thiết bị khác, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn.

Ngoài ra, trước khi mua sắm, ghép bộ thiết bị, chúng ta cũng nên đặc biệt lưu ý sự tương thích giữa loa và amply cũng như các thiết bị khác trong bộ dàn karaoke gia đình. Thứ nhất là để đảm bảo chất lượng âm thanh ra được tốt nhất. Thứ 2 là đảm bảo an toàn cho bộ thiết bị.

Cách căn chỉnh cũng rất quan trọng, 1 số sai lầm thường gặp và 1 số lưu ý:

  1. Âm lượng tổng (Master): Quá bé sẽ khiến âm nhạc thiếu sức sống, thiếu sôi động, nghe không đủ. Nhưng nếu quá to làm cho người hát phải hát nghe vài bài đã cảm thấy rất mệt. Thừa âm lượng thì có thể sẽ gây ra hiện tượng dội âm tạo ra nhiều tiếng ồn làm người hát đau đầu.
  2. Tiếng Micro thiếu tiếng hay quá nhỏ sẽ làm cho người hát có cảm giác trầm và mất không khí khi hát, khiến cho bạn hát karaoke thiếu tình cảm, mỏng tiếng và hát mệt, thiếu hơi. Nhưng tiếng Micro quá to lại át hết tiếng nhạc, âm thanh tổng thể bị phô.
  3. Tiếng trầm Mic (Lo) thừa làm giọng khi phát qua Micro sẽ bị ù, vỡ

Tiếng Treble Mic nhiều lại khiến Micro bị hú, rít

  1. Tiếng vang nhại ít làm người hát sẽ có cảm giác mệt, cứng và thô. Nhưng vang nhại nhiều quá, độ trễ của vang để lâu lại khiến tiếng hát bị lặp lại quá nhiều, chữ nọ chồng chữ kia rất rối, nát cả bản nhạc.
  2. Tiếng nhạc bé hoặc to làm mất cân bằng giữa tiếng hát và nhạc, nhiều khi làm người hát mất nhịp khi hát.
  3. Tiếng Nhạc bị thừa Treble làm âm thanh bị chói.
  4. Tiếng nhạc thừa Bass khiến âm thanh bị ù, thậm chí còn gây đau đầu, tức ngực, rung vỡ đồ đạc trong phòng.
  5. Luôn lưu ý căn chỉnh cho tiếng Treble và Bass được cân bằng – Nếu không sẽ làm cho bài hát rất khó nghe.

Các bạn xin lưu ý khi dàn hát karaoke gặp bất kỳ lỗi nào nêu trên hãy liên hệ ngay với nhân viên tư vấn của chúng tôi, Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách khắc phục sự cố để các bạn có thể tiếp tục ca hát vui vẻ bên gia đình mình.

Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ thoải mái bên bộ dàn karaoke mà chúng tôi đã cung cấp!

Tin Liên Quan

0 Đánh giá

5/5

0 đánh giá

1
0 đánh giá
2
0 đánh giá
3
0 đánh giá
4
0 đánh giá
5
0 đánh giá
Chọn đánh giá của bạn